English | 简体中文 | 繁體中文 | 한국어 | 日本語
Wednesday, 12 September 2018, 17:00 HKT/SGT
Share:
    

Source: CropLife Asia
ĐỀ XUẤT CHÍNH PHỦ THÚC ĐẨY ĐỔI MỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP BẢO ĐẢM AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Đề xuất của doanh nghiệp, hiệp hội sản xuất và kinh doanh trong và ngoài nước đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp Ngày 11 tháng 9 năm 2018

HANOI, Vietnam, Sept 12, 2018 - (ACN Newswire) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gần đây đã đặt hàng cho ngành Nông nghiệp trong 10 năm tới phải đứng vào tốp 15 nước phát triển nhất thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục đổi mới, tạo nền tảng cho tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô. Kế hoạch đầy tham vọng này chỉ có thể đạt được khi và chỉ khi Chính phủ thúc đẩy đổi mới ngành nông nghiệp.

Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững không chỉ đòi hỏi việc đầu tư rất lớn mà còn yêu cầu sự hợp tác chặt chẽ và hệ thống chính sách ổn định. Đây là ba yếu tố then chốt để hiện thực hóa kế hoạch phát triển ngành nông nghiệp.

Ứng dụng công nghệ hiện đại và giải pháp nông nghiệp tiên tiến trong những thập kỷ vừa qua cho phép người nông dân sản xuất ra nguồn lương thực an toàn, giá thành hợp lý và giàu dinh dưỡng cho tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Trong chuỗi sản xuất này, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đóng vai trò quan trọng, là công cụ hữu hiệu trong việc sản xuất nhiều lương thực thực phẩm hơn với ít nguồn tài nguyên hơn. Thiếu đi công cụ quan trọng này, hơn nửa sản lượng lương trồng trên toàn thế giới sẽ bị thất thoát do tác hại từ sâu hại, cỏ dại, bệnh hại và có thể dẫn đến những thiệt hại to lớn về kinh tế cũng như về môi trường. Để thúc đẩy năng lực cạnh tranh quốc gia và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, cần có sự bảo đảm chắc chắn rằng người nông dân tiếp tục được sử dụng và được tập huấn nghiêm ngặt về cách sử dụng an toàn, hiệu quả các sản phẩm BVTV. Đây là điều kiện tiên quyết để người nông dân tiếp tục sản xuất ra nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng với giá thành phù hợp.

Trên tinh thần đó, chúng tôi kính đề nghị Chính phủ tham vấn rộng rãi ý kiến chuyên sâu với các Bên hữu quan trong và ngoài nước, đánh giá dựa trên cơ sở khoa học với những quy chuẩn và phương pháp được quốc tế công nhận trong quá trình rà soát các sản phẩm thuốc BVTV. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn Chính phủ cần đưa ra một lộ trình cụ thể và phù hợp triển khai quá trình rà soát này nhằm đảm bảo người nông dân tiếp tục được sử dụng công cụ hiệu quả cho sản xuất nông nghiệp vốn là một ngành mũi nhọn của quốc gia. Lộ trình này là rất cần thiết và nhất quán với chỉ đạo của Thủ tướng về việc bãi bỏ các thủ tục hành chính không cần thiết nhằm thúc đẩy thương mại và tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, bên cạnh đó đẩy mạnh công khai minh bạch.

Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BVTV cam kết trách nhiệm và hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam nhằm đạt được mục tiêu quan trọng về bảo đảm an toàn thực phẩm. Các công ty sẽ tiếp tục hợp tác hợp tác chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để nghiên cứu phát triển các sản phẩm thay thế từ thiên nhiên, cung cấp các chương trình đào tạo, tập huấn sử dụng thuốc BTVT an toàn và hiệu quả cũng như đề xuất các giải pháp phù hợp theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm rút ngắn 30% số lượng tên thương phẩm vào năm 2021 mà không ảnh hưởng đến tính bền vững và khả năng cạnh tranh của nền nông nghiệp Việt Nam. Đồng thời, các biện pháp kiểm soát chặt chẽ cũng cần áp dụng để hạn chế việc nhập khẩu trái pháp luật.

Giới thiệu về CropLife
CropLife là một Hiệp hội của các công ty hàng đầu thế giới về phát triển công nghệ trong nông nghiệp bao gồm Arysta, BASF, Bayer, Corteva, Dow-Dupont, Sumitomo và Syngenta… CropLife hoạt động trên phạm vi toàn cầu với mục tiêu hỗ trợ ứng dụng các thành tựu khoa học thực vật và các giải pháp khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Tại Việt Nam, CropLife và các công ty thành viên luôn cam kết hỗ trợ và triển khai các chiến lược dài hạn giúp hơn 25 triệu nông dân ứng dụng có hiệu quả các giải pháp khoa học trong canh tác nông nghiệp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng, cải thiện năng suất cây trồng, tạo ra nông sản chất lượng cao trong khi hạn chế tối đa các tác động tiêu cực lên môi trường.

Hướng đến tầm nhìn phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiệp hội CropLife luôn tự hào là một trong các đối tác đồng hành cùng Chính phủ, các tổ chức xã hội và nhiều bên liên quan trong chuỗi sản xuất thực phẩm nhằm xây dựng & thực thi khung hành lang pháp lý tiên tiến, khoa học, và khả thi trong lĩnh vực nông nghiệp; đồng thời CropLife đã và đang triển khai các chương trình hướng dẫn, giúp nông dân sử dụng có trách nhiệm và hiệu quả các sản phẩm khoa học thực vật - bao gồm thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) và cây trồng công nghệ sinh học (CNSH). Thông tin thêm về Hiệp hội, truy cập tại www.croplifevietnam.org hoặc www.croplife.org.

Thông tin liên hệ:
Đào Thu Vinh | CropLife Việt Nam | vinh.dao@croplifevietnam.org | +84983330209


Topic: New Security Issue
Source: CropLife Asia

Sectors: Water, Agritech, Food & Beverage, Daily News, ASEAN, Government
https://www.acnnewswire.com
From the Asia Corporate News Network


Copyright © 2025 ACN Newswire. All rights reserved. A division of Asia Corporate News Network.

 

CropLife Asia Related News
July 29, 2024 12:00 HKT/SGT
CropLife Asia Champions Agricultural Innovation & Technology as Essential Tools in Combating Hunger & Food Insecurity in Asia
July 18, 2024 16:00 HKT/SGT
Malaysian CropLife & Public Health Association Calls for Action Against Illegal Pesticides
June 14, 2024 09:00 HKT/SGT
New CropLife Asia and EU-ASEAN Business Council Report Highlights Pathways for Sustainable Agriculture in Southeast Asia
May 10, 2024 08:50 HKT/SGT
CropLife Asia announces new Office Bearers for 2024
July 13, 2021 17:20 HKT/SGT
CropLife Asia Echoes FAO Call to Transform our Food Systems
More news >>
Copyright © 2025 ACN Newswire - Asia Corporate News Network
Home | About us | Services | Partners | Events | Login | Contact us | Cookies Policy | Privacy Policy | Disclaimer | Terms of Use | RSS
US: +1 214 890 4418 | China: +86 181 2376 3721 | Hong Kong: +852 8192 4922 | Singapore: +65 6549 7068 | Tokyo: +81 3 6859 8575